Tìm hiểu về cây thương lục và tác dụng chữa bệnh quan trọng

Tham vấn y khoa : lê minh lộc

Cây thương lục là một trong những loại thảo dược đang được ứng dụng vào quá trình chữa trị một số loại bệnh quan trọng. Tuy trông rất giống củ sâm khiến nhiều người lầm tưởng, song thương lục lại rất độc ở tất cả các bộ phận. Cùng 2bacsi.net tìm hiểu nhé (^ ^)

Do đó, nếu không biết cách ứng dụng đúng đối tượng, đúng công thức bài thuốc sẽ dẫn đến những mối nguy hiểm khôn lường, thậm chí tử vong. Đừng chần chừ, hãy tìm hiểu ngay thông tin chi tiết liên quan đến loài cây này bạn nhé!

Mẹo trị bệnh viêm cầu thận cấp từ thương lục

Theo Đông y, thương lục tính độc, có tác động đến can thận, chức nặng chuyên lợi tiểu, trị thủy thũng tốt. Bởi vậy, các trường hợp bị viêm cầu thận cấp đã ghi nhận hiệu quả khi tiến hành bài thuốc.

Ông T.Q Khang, 60 tuổi tại Nghệ An mắc bệnh viêm cầu thận cấp, với các biểu hiện phù nề, đi tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu màu đục. Ông đã quyết định chọn thương lục kết hợp cùng các loại thảo dược khác sắc uống.

Các nguyên liệu bao gồm thương lục, khương bì, khương hoạt, tần giao, đại phúc bì, binh lang, trạch tả, mộc thông, tiêu mục, phục linh bì, xích tiểu đậu. Liều lượng thang thuốc do thầy thuốc đông y chỉ dẫn.

“Hàng ngày, tôi sắc 1 thang thuốc để uống. Kiên trì thực hiện đều đặn một thời gian thấy cơ thể bớt phù, đi tiểu với tần suất và tình trạng bình thường” – ông Khang cho hay.

Thận trọng khi dùng cây thương lục chữa bệnh

Hình ảnh cây thương lục, nhất là phần rễ rất giống nhân sâm, kể cả vẻ bề ngoài lẫn mùi vị sau khi ngâm rượu nên rất dễ nhầm lẫn. Vì thế, nhiều gia đình tại Pleiku, Gia Lai đã đua nhau trồng với mong muốn hưởng lợi từ phát triển kinh tế nông nghiệp.

Mãi cho đến khi phát hiện ra loại cây này không phải sâm, lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe, người dân mới tá hỏa.

Không may mắn như các hộ dân khác, anh C.M Quang, 35 tuổi ngoài việc đầu tư công sức, tiền bạc trồng cây rồi bỏ đi, còn bị ngộ độc sau khi uống rượu ngâm rễ củ thương lục.

Cây thương lục

Nếu không áp dụng đúng cách, cây thương lục dễ gây ngộ độc nguy hiểm

Một lần, trong bữa cơm có khách đến chơi nhà, anh đã mang rượu thương lục ra tiếp đãi. Khoảng 30 phút sau, anh cùng khách có biểu hiện nôn mửa, chóng mặt, chân tay co quắp… Gia đình nhanh chóng chuyển mọi người bị ngộ độc vào viện để cấp cứu.

Bởi sự kịp thời nên tình hình sức khỏe của anh Quang và vị khách đó đã ổn định bình thường qua vài ngày điều trị tích cực tại bệnh viện.

Vì đặc tính dễ trồng, giống sâm nên nhiều người không có sự tìm hiểu kỹ lưỡng đã vô tình đưa chất độc vào cơ thể. Khi hấp thụ liều lượng quá lớn dễ gây ra cảm giác tê môi, đau bụng, vã mồ hôi, tụt huyết áp, nôn mửa, co giật, hôn mê, tinh thần hoảng hốt…

Từ những mối nguy hiểm đó, bạn cần có sự tỉnh táo trước khi đưa ra quyết định sử dụng củ thương lục. Trường hợp nhận thấy các biểu hiện khác thường cần dừng ngay, và đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu cần thiết trước khi quá muộn.

Cây thương lục là cây gì

Thương lục có tên khoa học Phytolacca acinasa Roxb, P.esculenta Van Hout, thuộc họ Phytolaccaceae. Còn được gọi với tên sơn la bạc, bạch mễ kê, dã la bạc, kim thất nương, trường bất lão.

Đặc điểm của cây thương lục

Thương lục là cây loại thảo, sống lâu năm, độ cao khoảng 1m. Thân cây hình trụ tròn, nhẵn, không có lông. Cạnh có màu xanh lục, hoặc hơi pha màu đỏ tím. Lá cây đơn nguyên, có cuống, phiến lá hình trứng tròn, mọc so le, đầu nhọn, rộng 13-14cm, dài 10-38cm.

Cụm hoa hình chùm dài, nhiều hoa mẫu 5, màu trắng, quả mọng, chín màu đỏ vào tháng 5-7. Rễ cây thương lục lớn nhanh, hình dáng giống sâm thật.

Cây thương lục có tác dụng gì

Đặc điểm cây thương lục

Phân bố, thu hái, chế biến thương lục

Loài cây này di thực vào nước ta khoảng 10 năm trở lại đây, hiện nay được lựa chọn sử dụng như một vị thuốc. Sau khoảng 6-8 tháng sau khi trồng có thể thu hoạch, thời điểm lý tưởng nhất vào mùa thu hoặc mùa đông.

Rễ sau khi đào về, cắt bỏ phần rễ con, rửa sạch, để nguyên hoặc thái lát rồi đem phơi khô trong râm mát. Nếu muốn mùi vị giống nhân sâm, nên đem ngâm rễ thương lục vào rượu nồng độ 40%, ở đó pha thêm chút mật ong. Thông thường, cứ 1kg rễ sẽ ngâm với 250ml rượu trắng, cùng 250ml mật ong.

Thành phần hóa học của cây thương lục

Trong lá có hai glucosid flavnoid bao gồm rutoside và ombuoside; hàm lượng vitamin C (cứ 100g lá tươi thì có 150mg vitamin C), thêm phytolaccin.

Tìm hiểu về cây thương lục các nghiên cứu chỉ ra quả chứa acid phytolaccic, thành phần tannin, sáp, chất béo, chất nhầy, pectin, glucose, dextrin, saccharose, các protid, chất tạo màu.

Khi cho quả chín vào nước sẽ tạo ra dung dịch đỏ ánh tía, hay nước có chất kiềm ngả sang màu vàng, hoặc trong môi trường acid chuyển màu đỏ. Người ta quen gọi đó là anthocyanosid, tương tự như các anthocyan củ cải đường.

Rễ củ chứa dầu, sáp, đường, protid, acid tự do, acid hữu cơ, amide, tinh bột, oxalat calcium, nitrat, cellulose, gôm, chất màu… Có alkaloid, phytolaccatoxin, thêm saponin vị đắng, chát.

Cây thương lục ngâm rượu

Phần củ của cây thương lục đường dùng để làm thuốc chữa bệnh

Cây thương lục có tác dụng gì

Thương lục có vị đắng, tính lạnh, có độc vào thận kinh, tác dụng đại tả, thủy ẩm nơi phủ tạng, chuyên lợi tiểu. Dùng đối với các trường hợp tà khí trong bụng, thủy thũng.

Nước thuốc ngâm rễ củ thương lục có tác dụng long đảm, kích thích trực tiếp lên đường hô hấp, tăng tiết tuyến thể niêm mạc, nhưng không có tác dụng giảm ho suyễn.

Công dụng cây thương lục

Tuy có độc, song công dụng cây thương lục vẫn được ghi nhận hiệu quả khi ức chế thành công trực khuẩn lị, cúm, phế song cầu khuẩn tùy thuộc từng mức độ khác nhau.

Ngoài ra, một số loại nấm gây bệnh ngoài da cũng được diệt bỏ, đồng thời nâng cao khả năng kháng viêm, bảo đảm hoạt động hệ thống miễn dịch cơ thể người dùng.

Cây thương lục chữa bệnh gì

Thời gian gần đây, người dân ở nhiều địa phương trên cả nước đã rỉ tai nhau về một loại sâm mới, người người, nhà nhà cùng nhau trồng.

Thực tế, củ cây thương lục không phải là sâm, thậm chí độc tố cực mạnh, có thể dẫn đến tử vong nếu dùng không đúng cách, hoặc quá liều lượng cho phép. Từ mối nguy hiểm khó lường trước đó, bạn hãy tham khảo ngay các bài thuốc hữu ích đối với cơ thể được hướng dẫn ngay sau đây.

Tác dụng của cây thương lục

Thương lục xuất hiện ở một số bài thuốc trị bệnh cho kết quả khả quan

1. Trị phù toàn thân, bụng nước

Dùng 10g thương lục, hầm cùng 30g thịt heo nạc, uống nước liên mấy ngày, ăn thịt bỏ bã dược liệu.

2. Chữa viêm cầu thận cấp

Sắc bài thuốc uống từ thương lục, khương bì, khương hoạt mỗi vị 6g; binh lang, đại phúc bì, tần giao, trách tả, mộc thông mỗi loại 10g; xích tiểu đậu 15g, phục linh bì 12g, tiêu mục 3g.

3. Trị khát, đại tiểu tiện không thông

Khi tiểu tiện khó, cơ thể cảm thấy luôn khát, bạn lấy 5g thượng lục để sắc nước uống.

4. Trị bụng báng nước do xơ gan

Người bị phù nề, bụng đầy trướng, cổ đau, khó thở sắc 3-4g thương lục uống sẽ nhanh chóng cải thiện tình hình.

5. Trị té ngã sưng đau

Tác dụng của cây thương lục hỗ trợ phục hồi sự tổn thương cho người bị té ngã, sưng đau. Theo đó, rơi vào trường hợp này, bạn chỉ cần chuẩn bị rễ thương lục tươi và khổ sâm lượng bằng nhau. Thêm chút rượu vào, giã nhuyễn để đắp lên vị trí cần thiết.

6. Chữa cổ trướng

Thương lục 6g, đậu đỏ, vỏ bí đao mỗi thứ 30g, phục linh bì 20g, trạch tả 12g. Cho tất cả nguyên liệu vào sắc để lấy nước uống.

7. Trị chứng hòn cứng đau có trong bụng

Khi thấy bụng có hòn cứng đau, bạn lấy bông để đắp lên bụng, giã củ thương lục tươi, vắt nước tẩm vào bông. Hễ lạnh lại thay, đắp liên tục đến khi khỏi.

8. Trị đau cổ họng

Cổ họng bị đau, lấy rễ thương lục nướng nóng lên, bọc vải chườm vào cổ.

Cây thương lục chữa bệnh gì

Thương lục đặc trị bệnh ngoài da khá tích cực

9. Trị vảy nến

Tiệt trùng thương lục bằng cao áp trong 2 giờ đồng hồ rồi chế thành viên. Hàng ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g. Kiên trì áp dụng khoảng từ 15 ngày đến gần 2 tháng, hiệu quả nhanh hay chóng tùy thuộc vào từng cơ địa, tình trạng bệnh mỗi người.

10. Trị tuyến vú tăng sinh

Với phụ nữ, tuyến vú tăng sinh dùng thương lục tươi chế thành viên để uống, mỗi viên viên tương đương khoảng 0.5 thuốc sống. Bắt đầu uống từ mỗi lần 6 viên, rồi tăng dần lên 20 viên theo thời gian, ngày dùng 3 lần.

11. Chữa bệnh mủ da

Trên da bị mụn mủ, lấy 15g thương lục nấu nước rửa cùng 60g bồ công anh.

Như vậy, đến đây bạn đã có được cho mình câu trả lời chính xác về cây thương lục chữa bệnh gì rồi đúng không nào? Tốt hơn hết, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về đối tượng thích hợp dùng hay không nên dùng loại dược liệu thương lục.

Những ai nên dùng cây thương lục

Những người bị thủy thũng, khó tiểu, đau họng, viêm thận cấp, đau sưng do chấn thương, bị mụn mủ, vảy nến đều có thể sử dụng. Tình hình có sự tiến triển tùy theo mức độ bệnh người dùng đang gặp phải, cũng như từng cơ địa cụ thể.

Công dụng của cây thương lục

Bởi đặc tính có độc nên cần cẩn trọng khi dùng thương lục chữa bệnh

Đối tượng không nên dùng cây thương lục

Tác dụng cây thương lục có công hạ mãnh liệt, có thể gây xảy thai nên tuyệt đối không được dùng cho phụ nữ đang mang thai, người tỳ vị hư nhược, người già.

Ngay cả nam giới khỏe mạnh nếu dùng quá nhiều trong thời gian dài cũng gây tổn thương thận, yếu xương cốt, diệt tinh trùng gây vô sinh. Các biểu hiện ngộ độc thường xuất hiện sau khoảng 20 phút đến 3 giờ đồng hồ.

Nếu nhẹ thân nhiệt tăng, thở mạnh, đau bụng, nôn mửa, tinh thần hoảng hốt; nặng thì gây tê liệt thần kinh, khó thở, hôn mê, huyết áp tụt, tim ngừng đập dẫn đến tử vong.

Dân gian truyền nhau kinh nghiệm dùng cam thảo sống, đậu xanh kết hợp lại, giã dập, đem nấu lấy nước có thể giải độc do thương lục gây ra. Quan trọng hơn hết, bạn vẫn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được áp dụng phương pháp điều hiện đại.

Hy vọng, qua bài viết trên đây bạn đã biết được cho mình thông tin hữu ích về đặc điểm, tác dụng, cách thức dùng cây thương lục làm thuốc. Từ đó, xác định tình trạng bệnh cơ thể đang gặp phải để đưa ra quyết định có nên hay không sử dụng, tránh gặp phải những trường hợp đáng tiếc.

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Bài Cùng Chuyên Mục Cây Thuốc Nam

Nguồn : 2bacsi.net