Tiểu rắt là gì? Tình trạng phổ biến ở phụ nữ, nam giới, trẻ em
Tiểu rắt là triệu chứng của một số bệnh lý đường tiết niệu. Triệu chứng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nam giới. Nếu không phát hiện sớm nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Cùng 2bacsi.net tìm hiểu nhé (^ ^)
Tiểu rắt là gì?
Tiểu rắt hay tiểu nhiều lần là tình trạng đi tiểu bất thường, một ngày đi tiểu nhiều lần và mỗi lần tiểu ra số lượng nước tiểu ít. Nhiều trường hợp, người bệnh đi tiểu không kịp, nước tiểu rỉ rắn ra quần gây mất vệ sinh, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ.
Bài viết tham khảo :
Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có bị sao không? Cách chữa tốt nhất

Đây là tình trạng phổ biến ở cả phụ nữ và nam giới, đặc biệt phụ nữ có tỷ lệ mắc cao hơn. Tiểu rắt gây rất nhiều xáo trộn cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, người bệnh vừa đi tiểu xong lại buồn đi tiếp, người bệnh có thể cảm thấy đau buốt, đau bụng dưới.
Tình trạng tiểu rắt ở nữ giới
Tình trạng tiểu rắt thường xảy ra ở phụ nữ nhưng nhiều chị em vẫn chủ quan không đi khám và điều trị triệt để.
Nguyên nhân bị tiểu rắt ở phụ nữ
Nguyên nhân sinh hoạt:
- Do cấu tạo cơ quan sinh dục nữ phức tạp nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập.
- Không vệ sinh sạch bộ phận sinh dục, nhất là sau khi quan hệ và ngày hành kinh.
- Ra nhiều mồ hôi trong thời tiết nóng nhưng lại ít đi tiểu.
- Các vi khuẩn phát triển mạnh do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
- Cơ quan sinh dục bị ẩm và nhiệt độ cơ thể tăng lên do mặc quần lót quá chật.
- Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng hoặc dùng nhiều dung dịch vệ sinh phụ nữ.
- Số lượng vi khuẩn có ích giảm do thường xuyên phụt nước vào âm đạo.
- Những tuần đầu thai kỳ, tử cung mở rộng chèn xuống bàng quang gây áp lực lên bàng quang dẫn đến bị tiểu rắt ở phụ nữ mang thai.
- Ngủ muộn cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây tình trạng đi tiểu rắt, nếu kéo dài thì tình trạng này sẽ ngày càng trở nên nguy hiểm hơn.
- Phụ nữ ăn quá mặn, đồ chua, đồ ngọt là một trong những nguyên nhân gây chứng tiểu rắt.
- Những kích thích niệu đạo từ sữa tắm, bọt xà phòng và các sản phẩm khác có thể gây tiểu rắt.
Nguyên nhân bệnh lý:
- Nhiễm trùng đường tiểu
- Nhiễm trùng âm đạo
- Bệnh lậu
- Sỏi thận
- Sỏi bàng quang
- Sỏi đường tiết niệu
- Rối loạn chức năng chế ước của bàng quang
Dấu hiệu đi tiểu rắt ở phụ nữ
Các chị em bị tiểu rắt thường có những triệu chứng phổ biến như:
- Sốt cao
- Đau vùng thắt lưng
- Khi đi tiểu cảm thấy đau buốt
- Đau khi giao hợp, chảy mủ, có mùi hôi
- Tiểu buốt, tiểu ra máu
Tình trạng tiểu rắt ở nam giới
Tình trạng năm giới bị mắc chứng tiểu rắt cũng khá phổ biến và nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn tấn công.
Nguyên nhân bị tiểu rắt ở nam giới
Nguyên nhân sinh hoạt:
- Quan hệ vợ chồng thường xuyên nhưng lại vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú gây viêm nhiễm.
- Vệ sinh cá nhân bẩn khiến vi khuẩn phát triển mạnh.
- Thường xuyên sử dụng những đồ dùng cá nhân chung như khăn tắm, quần áo chung, dụng cụ tắm,…
- Nam giới hay bị căng thẳng hoặc stress trong cuộc sống, công việc.
Nguyên nhân bệnh lý:
- Nhiễm trùng đường tiểu
- U xơ tuyến tiền liệt
- Sỏi thận
- Ung thư bàng quang
- Ung thư tuyến tiền liệt
Biểu hiện đi tiểu rắt ở nam giới
Nam giới mắc phải chứng tiểu rắt thường có những biểu hiện như:
- Đau buốt trong khi tiểu và sau khi tiểu xong.
- Cảm thấy ngứa, khó chịu, nóng rát khi đi tiểu.
- Luôn cảm thấy khó chịu và căng tức bụng dưới.
- Đột ngột bị tắc đường tiểu hoặc đau buốt trong lúc tiểu.
- Xuất tinh sớm và giảm ham muốn quan hệ tình tình dục.
Cách phòng ngừa và cải thiện chứng đi tiểu rắt ở nam giới
- Không nên sử dụng chất kích thích và rượu bia.
- Không quan hệ bừa bãi để tránh mắc bệnh xã hội.
- Thời gian và số lần quan hệ tình dục phù hợp để bộ phận sinh dục có thời gian nghỉ.
- Nên ăn nhiều loại hoa quả có nhiều nước như cam, dưa hấu và ăn nhiều rau xanh.
- Cung cấp đầy đủ lượng nước mỗi ngày vào cơ thể.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục và cơ thể sạch sẽ.
- Thường xuyên tập thể dục và thư giãn cơ thể hàng ngày.
Tình trạng trẻ em bị tiểu rắt
Tình trạng tiểu rắt ở trẻ em cũng không phải là hiếm. Cũng như người lớn, trẻ em bị mắc chứng đi tiểu rắt sẽ cảm thấy khó chịu và số lần đi tiểu nhiều với số lượng nước tiểu ít.
Nguyên nhân bị tiểu rắt ở trẻ em
Những nguyên nhân phổ biến gây chứng tiểu rắt ở trẻ em bao gồm:
- Viêm đường tiết niệu
- Thận yếu
- Nước tiểu bị nhiễm khuẩn
- Cơ thể nóng
- Viêm phổi hoặc viêm phế quản
- Rối loạn bàng quang
- Trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi đó trẻ đi tiểu sẽ ra mủ, có cảm giác đau nhức, khó chịu
Biểu hiện tiểu rắt ở trẻ em
- Tiểu nhiều lần
- Nước tiểu ít và trong
- Mỗi lần đi tiểu cảm thấy đau buốt khiến trẻ khó chịu, gào khóc
Triệu chứng đi tiểu rắt
Tiểu rắt và buốt

Triệu chứng tiểu rắt tiểu buốt có nhiều bệnh lý gây ra, chủ yếu là vi khuẩn xâm nhập. Người bệnh sẽ cảm thấy khó tiểu, đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu. Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ được số lượng nước tiểu rất ít.
Tiểu rắt sau quan hệ
Tình trạng tiểu rắt sau khi quan hệ tình dục thường xảy ra ở nữ giới hơn là ở nam giới. Nguyên nhân chính gây tiểu rắt sau khi quan hệ vợ chồng là do viêm nhiễm bàng quang, niệu đạo, đường tiết niệu.

Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục, sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là có thể gây vô sinh. Do đó, khi xuất hiện những biểu hiện tiểu rắt sau khi quan hệ xong thì cần đi khám và điều trị ngay.
Tiểu rắt ra máu
Tình trạng tiểu rắt ra máu rất khó phát hiện bằng mắt thường khi bệnh nhẹ, người bệnh chỉ có thể phát hiện ra máu trong nước tiểu khi xét nghiệm hoặc bệnh đã sang giai đoạn nặng. Khi đi tiểu người bệnh sẽ nhìn thấy nước tiểu bị biến đổi màu, màu của nước tiểu thường là màu hồng hoặc đỏ sẫm. Đây là một triệu chứng rất nguy hiểm của một số bệnh lý về đường tiết niệu.
Tiểu rắt tiểu són
Tình trạng tiểu rắt tiểu són hay còn gọi là chứng rối loạn nhịp tiểu. Khi có những biểu hiện như đi tiểu nhiều lần, số lượng nước tiểu ít, khó tiểu thì cần đi khám ngay lập tức. Nếu không phát hiện ra vấn đề gì ở cơ quan sinh dục thì nhiều khả năng là do tâm lý.
Nếu bị đi tiểu rắt do tâm lý thì sẽ kéo dài thành nhiều đợt trong năm, mỗi đợt sẽ kéo dài 2-3 tháng. Những loại thuốc Đông y, kháng sinh hay Tây y cũng không thể điều trị dứt điểm được tình trạng này mà chỉ đỡ hơn thôi.
Triệu chứng khác
Ngoài những triệu chứng nguy hiểm trên thì người bệnh cũng có thể gặp phải những triệu chứng sau đây:
- Số lần đi tiểu nhiều và tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt, đời sống tinh thần hàng ngày của người bệnh
- Sốt
- Đau lưng hoặc đau bên hông,
- Nôn mửa
- Ớn lạnh
- Tăng cảm giác thèm ăn hoặc khát nước
- Mệt mỏi
- Nước tiểu có máu hoặc có bọt, hoặc chảy ra từ dương vật hoặc âm đạo
Cách trị tiểu rắt
Cách trị tiểu rắt tại nhà nhanh nhất
Sử dụng bí xanh

Người bệnh gọt vỏ và giã bí xanh để lấy nước cốt. Pha nước cốt bí với một chút muối để dễ uống hơn. Người bệnh cũng có thể ăn bí xanh sống liên tục trong 10 ngày hoặc luộc bí xanh ăn thường xuyên và uống cả nước càng tốt.
Sử dụng củ sắn dây

Chuẩn bị nguyên liệu:
- Sắn dây cạo sạch vỏ thái từng miếng
- Sau đó đem phơi khô và sấy giòn
Cách thực hiện:
- Giã nhỏ đem rây cho mịn để hòa uống hàng ngày như cách ta vẫn uống bột sắn sống
- Mỗi lần dùng 10g pha cùng với nước, uống trong vòng 10 ngày để việc chữa tiểu rắt hiệu quả tốt nhất
Sử dụng bèo cái
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Một nắm bèo cái
- Một nắm lá thài lài
- Một nắm rễ cỏ tranh
- Một nắm lá mã đề
Cách thực hiện:
- Đem tất cả nguyên liệu sao vàng, để nguội
- Sau đó, lấy một vốc to cho vào ấm để sắc
- Uống lúc gần nguội, khi uống nên pha vào một thìa đường đen
Vỏ vàng mề gà
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 20 cái vỏ vàng mề gà
Cách thực hiện:
- Rang vỏ mề gà cho cháy rồi tán cho nhỏ mịn
- Chia uống làm bốn lần cùng nước trắng
Sử dụng rau mồng tơi
Người bệnh sẽ rửa sạch lá và cuộng rau mồng tơi sau đó để ráo nước. Sau đó đem luộc lấy nước sử dụng hàng ngày thay cho trà sẽ cải thiện chứng tiểu rắt rất tốt. Lưu ý, rau mồng tơi có tính lạnh nên những người bị lạnh bụng hoặc đại tiện lỏng không nên sử dụng.
Sử dụng cỏ phượng vĩ
Cỏ phượng vĩ hay phượng thảo vĩ là thảo dược sử dụng để điều trị chứng đi tiểu rắt rất hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 30g phượng vĩ thảo đem rửa sạch
- 550ml nước vo gạo
Cách thực hiện:
- Đem sắc cỏ phượng vĩ với nước vo gạo cho đến khi còn 200ml
- Chia nước này ra làm 2 lần dùng trong ngày vào buổi sáng và buổi tối
- Áp dụng bài thuốc này trong vòng 10 đến 15 ngày là triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh chóng
Dùng kim tiền thảo
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Kim tiền thảo 30g
- Xa tiền tử 15g
- Ô dược, thanh bì, đào nhân, mỗi thứ 10g
- Ngưu tất 12g
Cách thực hiện: Sắc uống tất cả những nguyên liệu với nhau lấy nước uống để trị chứng tiểu rắt, sỏi đường tiết niệu, táo bón.
Mẹo trị tiểu rắt
Bên cạnh việc sử dụng một số bài thuốc chữa tiểu rắt bằng thảo dược ở trên. Người bệnh cũng có thể trị chứng tiểu rắt hiệu quả bằng các mẹo sau đây:
- Rễ cỏ tranh, bông mã đề, đậu đen, râu ngô, củ sả lượng bằng nhau, tất cả rửa sạch, phơi khô, sắc uống ngày 2 – 3 lần.
- Mã đề, râu ngô, mía dò, bồ công anh, rau má, cam thảo dây, rễ cỏ tranh lượng bằng nhau, sắc uống ngày 2 – 3 lần.
Bên cạnh những bài thuốc chữa tiểu rắt ở trên, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị chứng bệnh này.
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tình trạng đi tiểu rắt ở phụ nữ, nam giới và ở trẻ em. Hy vọng với những kiến thức về nguyên nhân và triệu chứng, cách trị tiểu rắt ở bài viết trên có thể giúp mọi người hiểu hơn về tình trạng bệnh này.
Nguồn : 2bacsi.net
Bài mới