Tiểu đêm thường xuyên là do nguyên nhân nào? Cách chữa tốt nhất

Tham vấn y khoa : lê minh lộc

Tiểu đêm là tình trạng đi tiểu thường xuyên vào ban đêm. Nguyên nhân có thể là do uống nhiều chất lỏng, tắc nghẽn bàng quang hoặc rối loạn giấc ngủ. Bạn cần hạn chế sử dụng đồ uống chất lỏng, sử dụng một số loại thuốc làm giảm tình trạng bàng quang tăng hoạt quá mức. Cùng 2bacsi.net tìm hiểu nhé (^ ^)

Tiểu đêm là gì?

Tiểu đêm là tình trạng bạn phải thức dậy đi tiểu thường xuyên vào ban đêm. Tình trạng thường xuất hiện phổ biến hơn khi con người già đi và xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Độ tuổi từ 20 – 50 bị đi tiểu đêm nhiều lần chiếm khoảng 15%, tuổi > 50 chiếm tới 50%.

Tiểu đêm hay đa niệu về đêm, là thuật ngữ trong y học cho việc đi tiểu đêm nhiều lần. Trong khi ngủ cơ thể sẽ tạo ra ít nước tiểu và cô đặc hơn nên hầu hết mọi người thường ngủ liên tục 6-8 giờ mà không cần phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu. Một người bình thường sẽ đi tiểu khoảng 8 lần/ ngày, trong đó là 7 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm. Nhưng nếu bạn phải thức dậy quá 2 lần vào ban đêm để đi tiểu thì có thể bạn đang có vấn đề về thận.

Nếu bạn bị đi tiểu đêm nhiều lần trong một hoặc hai ngày thì có thể là do thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu bị đi tiểu đêm nhiều lần và thường xuyên thì đây không đơn giản là một hiện tượng sinh lý bình thường mà có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến thận: suy thận, thận yếu, thận hư, thận ứ nước,…

Tiểu đêm nhiều lần là do nguyên nhân nào?

Tiểu đêm nhiều lần có thể là do cơ thể của bạn tạo ra quá nhiều nước tiểu hoặc bàng quang tăng hoạt, bàng quang không thể giữ nước tiểu được nữa. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp của tình trạng tiểu đêm có thể là do uống quá chất lỏng khi sắp đi ngủ, mang thai hoặc lão hóa.

Do uống quá nhiều chất lỏng

Uống nhiều nước và chất lỏng trước khi ngủ

Uống nhiều nước và chất lỏng trước khi ngủ

Bạn sử dụng đồ uống quá nhiều hoặc gần với thời gian đi ngủ sẽ khiến bạn bị tiểu đêm nhiều lần. Bạn nên uống ít hơn trong vài giờ trước khi đi ngủ, đặc biệt là hạn chế uống bia, rượu, cafein vào cuối ngày. Tốt nhất là nên đi vệ sinh trước khi bạn đi ngủ.

Do nhiễm trùng

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) sẽ kích thích nhu cầu đi tiểu nhiều vào ban ngày và cả ban đêm. Bạn có thể bị đau khi đi tiểu, thậm chí có thể bị sốt hoặc đau dạ dày. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu để chấm dứt tình trạng tiểu đêm.

Do yếu tố tuổi tác

Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm ở người già

Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm ở người già

Khi bạn càng già thì sẽ càng có xu hướng bị đi tiểu vào ban đêm. Khi bạn ít tuổi, cơ thể sản xuất ít hormone giúp cô đặc nước tiểu để bàng quang có thể giữ nước tiểu cho đến sáng. Nhưng khi bạn già đi, cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên vào ban đêm. Giới tính có thể là một yếu tố:

  • Nam giới: U xơ tuyến tiền liệt (phì đại tuyến tiền liệt) là bệnh lý phổ biến khi bạn lớn tuổi. Nó thường không nguy hiểm, nhưng nó lại có thể khiến bạn bàng quang của bạn bị đầy.
  • Nữ giới: Phụ nữ sau khi mãn kinh, cơ thể sẽ tạo ra ít estrogen hơn. Điều này có thể gây ra nhiều thay đổi trong đường tiết niệu khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên vào ban đêm. Nếu phụ nữ đã sinh con, các cơ trong xương chậu cũng có thể yếu dần đi.

Do một số loại thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc kích thích chất lỏng thoát ra khỏi cơ thể của bạn và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu bất kỳ loại thuốc nào của bạn xảy ra điều này. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng sớm hơn trước khi đi ngủ hoặc bác sĩ sẽ thay đổi thuốc khác.

Do vấn đề về giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ khiến bạn đi tiểu thường xuyên vào ban đêm

Rối loạn giấc ngủ khiến bạn đi tiểu thường xuyên vào ban đêm

Khi bạn bị rối loạn giấc ngủ có thể khiến bạn phải đi tiểu vào ban đêm. Đặc biệt thường xảy ra ở những người bị bốc hỏa, hội chứng chân bồn chồn, trầm cảm hoặc đau mãn tính. Bạn cần phải điều trị rối loạn giấc ngủ để giải quyết vấn đề đi tiểu vào ban đêm.

Nguyên nhân khác

Bệnh tiểu đường tuýp 2 gây tiểu đêm thường xuyên

Bệnh tiểu đường tuýp 2 gây tiểu đêm thường xuyên

Một số nguyên nhân khác có thể khiến bàng quang của bạn không thể giữ được nước tiểu trong suốt đêm, bao gồm:

  • Khối u bàng quang
  • Khối u tuyến tiền liệt
  • Bàng quang tăng hoạt
  • Viêm bàng quang kẽ
  • Thai kỳ
  • Béo phì

Hoặc cũng có thể do một số nguyên nhân khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu bao gồm:

  • Tiểu đường loại 1
  • Tiểu đường loại 2
  • Suy gan
  • Các bệnh về thần kinh như Parkinson, Alzheimer

Nếu bạn gặp một trong những vấn đề sức khỏe ở trên thì cần điều trị ngay để có thể ngăn chặn vấn đề đi tiểu vào ban đêm.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm nên khám bác sĩ khi nào

Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm nên khám bác sĩ khi nào

Bạn bị đi tiểu nhiều vào ban đêm thì nên hẹn bác sĩ nếu bạn:

  • Không biết nguyên nhân, chẳng hạn như do uống nhiều nước, rượu hay cafein hơn
  • Có các triệu chứng làm gián đoạn giấc ngủ hoặc hoạt động hàng ngày
  • Cảm thấy cực kỳ khát nước
  • Mệt mỏi vào ban ngày
  • Thấy thói quen đi tiểu thay đổi

Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn:

  • Đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu bị đổi màu
  • Đau khi đi tiểu, thường xuyên buồn tiểu hoặc khó đi tiểu hết nước
  • Đau ở sườn, bụng dưới hoặc háng
  • Mất khả năng kiểm soát bàng quang
  • Lên cơn sốt

Chẩn đoán tiểu đêm

Để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tiểu đêm chính xác nhất, bạn có thể cung cấp cho bác sĩ về việc sử dụng chất lỏng. Bạn sẽ cung cấp cho bác sĩ về số lượng bạn uống, tần suất đi tiểu đêm và số lượng nước tiểu, những loại thuốc bạn đang sử dụng, nhiễm trùng đường tiết niệu và bất kỳ triệu chứng liên quan. Bác sĩ sẽ dựa vào những thông tin bạn cung cấp để xác định nguyên nhân và điều trị tiểu đêm.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu

Bác sĩ có thể hỏi bạn những câu hỏi sau đây:

  • Khi nào thì tình trạng tiểu đêm bắt đầu?
  • Bạn bị đi tiểu bao nhiêu lần mỗi đêm?
  • Có lượng nước tiểu nhiều hay ít khi bạn không đi tiểu vào ban đêm?
  • Đã có một sự thay đổi trong sản lượng đi tiểu (tăng hoặc giảm)?
  • Bạn uống bao nhiêu cafe mỗi ngày, nếu có?
  • Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có khiến bạn không ngủ đủ?
  • Bạn có uống đồ uống có cồn? Nếu vậy, bao nhiêu mỗi ngày?
  • Chế độ ăn uống của bạn đã thay đổi gần đây?

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện những xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm đường huyết để kiểm tra bệnh tiểu đường
  • Xét nghiệm máu khác cho công thức máu và hóa học máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Nuôi cấy nước tiểu
  • Xét nghiệm thiếu chất lỏng
  • Xét nghiệm hình ảnh như siêu âm hoặc CT scan
  • Xét nghiệm tiết niệu như sỏi bàng quang, nhiễm trùng

Cách chữa tiểu đêm

Chữa thuốc tây y

Điều trị đi tiểu thường xuyên vào ban đêm theo tây y

Điều trị đi tiểu thường xuyên vào ban đêm theo tây y

  • Thuốc alpha-1. Đây là thuốc có tác dụng ngăn chặn nhanh sự tăng cường trương lực ở các cơ, giúp hệ thống bàng quang mở ra dễ dàng hơn. Liều thuốc thường dùng cho những người bị mắc tuyến tiền liệt giúp lợi tiểu cải thiện được chứng rối loạn đường nước tiểu.
  • Antimuscarinic. Các antimuscarinic bao gồm những chất muscarinicatecholin (chất kháng thụ thể) khiến cho sự hoạt động về dẫn truyền  acetylcholin được ngăn chặn lại. Thuốc dùng trong từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, không phải mọi đối tượng bị tiểu đêm thường xuyên là có thể dùng.
  • Darifenacin. có tác dụng làm giảm sự co cơ trong hệ thống bàng quang, dùng trong những trạng thái tiểu tiện thôi thúc, không kiểm soát được lượng nước tiểu (nước tiểu tự rò rỉ), dùng trong lúc hệ thống bàng quang làm việc quá nhiều và quá mức.

Lưu ý: Đối với bất kỳ loại thuốc tây y nào khi sử dụng cần phải có sự đồng ý của bác sĩ, vì tùy thuộc vào mức độ bệnh của từng người sẽ có đơn thuốc và cách sử dụng riêng biệt. Đối với mọi thuốc tây y đều sẽ để lại những tác dụng phụ, có thể ít có thể nhiều ở từng đối tượng sử dụng khác nhau.

Chữa bằng thuốc đông y

Chữa bệnh tiểu đêm thường xuyên bằng thuốc đông y

Chữa bệnh tiểu đêm thường xuyên bằng thuốc đông y

  • Bài thuốc 1. Ngũ gia, khiếm thực, sơn thù, thục địa, phòng sâm, bạch truật mỗi vị thuốc chuẩn bị 12gr, thỏ ty tử, bạch linh, trạch tả mỗi vị chuẩn bị 10gr, tang diệp 16gr. Cho tất cả tạo thành một thang thuốc đem sắc mỗi ngày 1 thang, xong ngày uống 3 lần.
  • Bài thuốc 2. Cật lợn một đôi (có thể sử dụng cật dê cũng mang lại hiệu quả tương tự) khiếm thực 50gr, gia vị mắm, muối, tiêu… sau đó nấu thành món ăn.
  • Bài thuốc 3. Bạch biển đậu 12gr, sơn thù 12gr, thục địa 12gr, liên nhục 12gr, viễn chí 12gr, hắc táo 12gr, cổ chi 10gr, hoài sơn 16gr, đại táo 8gr. Tất cả những vị thuốc này tạo thành một thang thuốc đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 3 lần.

Chữa bằng thuốc dân gian

giá đỗ chữa bệnh tiểu đêm hiệu quả

Giá đỗ chữa bệnh tiểu đêm hiệu quả

Chữa bằng giá đỗ:

  • 500g giá đỗ xanh rửa sạch rồi đem luộc lấy nước, khi sôi cho thêm 50g đường trắng, khuấy đều
  • Lọc lấy nước uống, ngày 5-6 lần
  • Tác dụng: tăng sức đề kháng, tăng cường testosterone nam giới, hạn chế tiểu đêm do phì đại tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu

Bài thuốc từ đậu đỏ:

  • Cho 2 cái mề gà đã được làm sạch, thái nhỏ và cho vào nồi, đổ nước ninh cùng 500g đậu đỏ, ninh đến khi nhừ thì múc ra ăn mỗi ngày
  • Tác dụng: giảm triệu chứng tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt do nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, tiểu đường…

Khắc phục và phòng ngừa tiểu đêm

Bạn có thể thực hiện những phương pháp để hạn chế tác động của bệnh tiểu đêm đối với cuộc sống hàng ngày của bạn.

Đầu tiên, giảm số lượng uống chất lỏng từ 2 đến 4 giờ trước khi đi ngủ có thể giúp bạn không cần đi tiểu vào ban đêm. Đặc biệt, tránh sử dụng đồ uống có chứa caffeine và cồn, hoặc một số loại thực phẩm có thể là chất kích thích bàng quang như socola, đồ ăn cay, đồ ăn có tính axit, đồ ngọt nhân tạo.

Bạn cũng nên đi tiểu trước khi đi ngủ. Thường xuyên luyện tập những bài tập kegel và vật lý trị liệu sàn chậu để giúp cải thiện kiểm soát bàng quang và tăng cường cơ xương chậu.

Tiểu đêm có thể khiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn bị đảo lộn. Bạn nên chú ý những yếu tố khiến cho tình trạng này của bạn trở nên tồi tệ hơn để có thể sửa đổi thói quen của mình cho phù hợp. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn thoát khỏi tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm.

Nguồn : 2bacsi.net