Thuốc Humira: Công dụng, cách dùng, giá bán

Tham vấn y khoa : lê minh lộc

Thuốc Humira có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng viêm, đau nhức và một số phản ứng do rối loạn miễn dịch gây ra. Thuốc được dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh Corhn, vảy nến, viêm đa khớp tự phát tuổi vị thành niên,… Cùng 2bacsi.net tìm hiểu nhé (^ ^)

giá thuốc humira
Thuốc Humira được dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh Corhn, viêm khớp vảy nến,…

  • Tên thuốc: Humira
  • Thành phần: Adalimunab
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm dưới da

Những thông tin cần biết trước khi dùng thuốc Humira

1. Thành phần

Thuốc Humira có chứa hoạt chất Adalimunab – có tác dụng giảm đau, sưng viêm trong các bệnh viêm khớp. Ngoài ra thành phần này cũng có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến thể mảng.

Adalimunab tham gia ức chế một loại protein trong hệ miễn dịch nhằm làm giảm tổn thương và sưng viêm ở các cơ quan trong cơ thể. Do đó các chế phẩm chứa Adalimunab còn được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

2. Chỉ định

Thuốc Humira được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Viêm đa khớp tự phát tuổi vị thành niên
  • Viêm cột sống cứng khớp
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Vảy nến
  • Viêm khớp vảy nến
  • Bệnh Corhn

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Humira với những đối tượng sau:

  • Bệnh lao thể hoạt động
  • Phụ nữ mang thai
  • Suy tim trung bình đến nặng
  • Bị nhiễm trùng nghiêm trọng (nhiễm trùng cơ hội và nhiễm trùng máu)
  • Dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc

4. Hướng dẫn sử dụng

Thuốc Humira được dùng bằng cách tiêm dưới da. Liều dùng thuốc được cân chỉnh dựa vào tình trạng bệnh lý và độ tuổi của từng người.

giá thuốc humira
Thuốc Humira được sử dụng bằng cách tiêm dưới da

Viêm khớp dạng thấp

  • Dùng 40mg/ lần/ 2 tuần
  • Nên phối hợp với Methotrexate
  • Có thể dùng 40mg/ lần/ tuần với những người có đáp ứng kém

Bệnh Corhn nặng

  • Tuần thứ nhất: Dùng 80mg
  • Tuần thứ 2: Dùng 40mg

Bệnh vảy nến

  • Dùng 80mg ở liều đầu tiên
  • Sau đó 1 tuần dùng 40mg trong vòng 2 tuần
  • Thời gian điều trị tối đa: 16 tuần

Viêm đa khớp tự phát thiếu niên

  • Dùng 40mg/ lần/ 2 tuần
  • Thời gian điều trị trung bình: 12 tuần

6. Chú ý đề phòng

Trước khi sử dụng thuốc Humira, cần đề phòng những tình huống sau:

  • Nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng cho bệnh nhân từng tiếp xúc với bệnh nhân lao hoặc sinh sống trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh lao cao.
  • Sử dụng thuốc Humira có thể gây ức chế miễn dịch và khiến nhiễm trùng tái phát.
  • Với bệnh nhân mắc nhiễm trùng thể hoạt động, tuyệt đối không nên sử dụng Humira.
  • Bệnh nhân mang HBV mãn tínhsử dụng thuốc  có nguy cơ tái nhiễm viêm gan B, bệnh bạch cầu, u tế bào lympho và một số bệnh lý ác tính khác.
  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có rối loạn hủy myelin của thần kinh ngoại biên hoặc hệ thần kinh trung ương.
  • Chủ động ngưng thuốc nếu phát sinh phản ứng dị ứng nặng, sốc phản vệ, dương tính với kháng thể kháng DNA chuỗi xoắn kép và có bất thường về máu.
  • Nếu dùng chế phẩm chứa Adalimumab cho phụ nữ mang thai, tuyệt đối không tiêm vaccine sống cho trẻ dưới 5 tháng tuổi.
  • Thuốc Humira có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung khi lái xe, tính toán hoặc vận hành máy móc.
  • Bệnh nhân cao tuổi có thể dễ mắc phải các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc khi đang mang thai.

6. Bảo quản

Thuốc được bảo quản ở nhiệt độ thoáng mát.

Tác dụng phụ và tương tác khi sử dụng thuốc Humira

1. Tác dụng phụ

Sử dụng thuốc Humira có thể gây ra hàng loạt các phản ứng bất lợi, bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm vi khuẩn lao, nhiễm trùng cơ hội và toàn thân.
  • Giảm tiểu cầu, thiếu máu, giảm toàn thể các dòng tế bào máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu vô căn và ban xuất huyết.
  • Lo âu, đau đầu, giảm cảm giác, đau dây thần kinh hông, xơ cứng rải rác, thay đổi tâm lý, mất ngủ, cảm giác khác thường, đau nửa đầu, run.
  • Điếc tai, chóng mặt và ù tai.
  • Đỏ bừng mặt, nghẽn động mạch, phình động mạch chủ, cao huyết áp, tụ huyết và viêm tĩnh mạch huyết khối.
  • Buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa, trào ngược dạ dày – thực quản, viêm tụy, đau bụng, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, hội chứng sicca và chứng khó nuốt.
  • Nổi mề đay, nổi ban, viêm da, tăng tiết mồ hôi, sẹo, ngứa da, thâm tím, gãy móng và đổ mồ hôi vào ban đêm.
  • Suy thận, loạn chức năng cương dương, suy thận và tiểu rau máu.
  • Đau ngực, sưng viêm, phản ứng tại nơi tiêm và phù nề.
  • Vết thương chậm lành.
  • Ung thư da, u cơ quan đặc, u lành tính và u tế bào lympho.
  • Tăng mức độ dị ứng và nhạy cảm.
  • Mất nước, tăng lipid, tăng acid uric, giảm calci huyết, giảm phosphate huyết, giảm kali huyết, nồng độ natri trong máu thất thường, tăng đường huyết,…
  • Sưng mắt, viêm kết mạc, suy giảm thị lực và viêm mi mắt.
  • Loạn nhịp, suy tim sung huyết và nhịp tim nhanh.
  • Bệnh phổi, khó thở, hen suyễn, ho và viêm phổi khu trú.
  • Tăng men gan, sỏi mật và viêm túi mật.
  • Co cơ, lupus ban đỏ hệ thống, đau xương và globin cơ niệu kịch phát.
  • Chảy máu, dương tính khi kiểm tra tự kháng thể và rối loạn đông máu.

2. Tương tác thuốc

Sử dụng đồng thời thuốc Humira với Abatacept và Anakinra có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy tránh sử dụng các loại thuốc này cùng lúc.

giá thuốc humira
Thuốc Humira có thể tương tác với Abatacept và Anakinra

Bên cạnh đó, Humira cũng có thể tương tác với một số loại thuốc khác. Để hạn chế nguy cơ khi sử dụng, bạn chỉ nên phối hợp đồng thời các loại thuốc khi có yêu cầu của bác sĩ.

Giá thuốc Humira và Quy cách đóng gói

Thuốc Humira được bào chế ở dạng bơm tiêm với liều 40mg/ 0.8ml. Thuốc có giá bán tham khảo: 24. 200.000 đồng/ hộp (1 hộp gồm có 2 lọ).

Bài viết đã cung cấp một số thông tin cơ bản về thuốc Humira. Tuy nhiên trước khi sử dụng loại thuốc này, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng và tần suất cụ thể. Tình trạng tự ý dùng thuốc có thể làm phát sinh hàng loạt các phản ứng bất lợi và gây nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng.

Nguyễn Thị Phương Thảo

Tôi tốt nghiệp khoa Văn học tại Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn. Với niềm đam mê viết lách, tôi đã từng tham gia cộng tác với một số trang web về làm đẹp, sức khỏe và thẩm mỹ.  Hiện tại, tôi là biên tập viên chuyên mục sức khỏe cho Thuocdantoc.

Về tác giả

Nguồn : 2bacsi.net