Thoát vị đĩa đệm có chạy bộ được không? Người bệnh có nên chạy bộ?

Tham vấn y khoa : lê minh lộc

Luyện tập thể dục luôn là sự lựa chọn tốt nhất nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh đặc biệt là tim mạch và xương khớp, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây. Cùng 2bacsi.net tìm hiểu nhé (^ ^)

Bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ?

Nếu như trước kia thoát vị đĩa đệm được gọi là “bệnh người già”, đa số thường gặp ở người cao tuổi trong các vấn đề về lão hóa xương khớp và các mô xương. Nhưng trong một vài năm trở lại đây thì nguy cơ mắc bệnh đã phổ biến ở mọi lứa tuổi.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu chèn ép vào các dây thần kinh, tủy sống hay các đốt sống. Khi mắc thoát vị đĩa đệm, người bệnh thường bị đau nên họ có thói quen ít vận động, nghĩ rằng không được đi lại hay làm các công việc nặng nhọc, tập thể dục. Chính quan niệm không đúng này đã làm cho bệnh tình trở nên nặng hơn, các khớp xương của cột sống yếu dần đi gây đau nhức kéo dài.

Thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?

Theo các nghiên cứu của chuyên gia về cơ xương khớp thì việc tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là bơi lội, đi bộ hay các bài tập nhẹ nhàng rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, với người bị thoát vị đĩa đệm thì việc chạy bộ được cho là không nên bởi khi chạy liên tục, xương cột sống phải chịu một áp lực lớn và đĩa đệm bị chèn ép gây các cơn đau. Thế nhưng người bị thoát vị đĩa đệm, việc chạy bộ còn phụ thuộc vào một vài yếu tố như cách chạy bộ hay mức độ nghiêm trọng của bệnh.

  • Đối với trường hợp bị thoát vị đĩa đệm nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể chạy bộ nhưng nên chạy chậm, vừa phải với sức khỏe và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nhưng đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, các cơn đau kéo dài liên tục bởi đĩa đệm đã bị tổn thương và cột sống lưng đang bị chèn ép nặng, bạn không nên chạy bộ bởi sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.


 

Phục hồi chức năng của đĩa đệm bằng việc chạy bộ

Ngoài một vài những lưu ý về việc lựa chọn có nên chạy bộ hay không thì đối với người bị thoát vị đĩa đệm, nhất là đau ở phần cột sống lưng chúng lại có tác dụng đặc biệt. Việc tập thể dục thể thao thường xuyên kết hợp với chạy bộ sẽ giúp củng cố cho các cơ và phần dây chằng ở thắt lưng.

Sau một thời gian chạy bộ nhẹ nhàng, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể trở nên săn chắc, khung xương nâng đỡ cơ thể được chắc chắn hơn và đặc biệt là áp lực của cơ thể đè lên xương cột sống và cơ thể được giảm hẳn.

Ngoài ra, chạy bộ còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả bởi chúng giúp cho các đĩa đệm trở lại đúng vị trí ban đầu, tăng cường được mật độ các mô và cấu trúc của xương. Đó là lựa chọn tốt trong việc phòng ngừa loãng xương và giảm thiểu đáng kể tình trạng đau nhức xương khớp.

cách chạy bộ cho người bị thoát vị đĩa đệm

Phương pháp chạy bộ tốt cho người thoát vị đĩa đệm

Để người bị thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng đúng kỹ thuật chạy bộ, phục hồi đạt hiệu quả cao nhất, tăng cường sức khỏe, tránh để hậu quả nặng hơn bạn cần chú ý một vài điểm sau:

  • Bạn nên lựa chọn loại giày thể thao giúp thoải mái cho đôi chân trong quá trình vận động, đồng thời quần áo mặc cũng cần thoải mái, không nên mặc bó sát sẽ tác động vào vùng bị đau.
  • Luôn giữ cột sống thẳng, nhìn về phía trước, không nên ngửa hoặc cúi người quá mức ảnh hưởng đến đĩa đệm.
  • Có thể thả lỏng tay nhẹ nhàng sát theo người hoặc vung tay thoải mái nhưng với cường độ vừa phải, tránh làm thay đổi vị trí đĩa đệm.
  • Khi chạy, nên nhớ luôn tiếp đất bằng gót chân rồi mới đến bàn và mũi chân để hạn chế việc chèn ép đột ngột vào sống lưng.
  • Không nên chạy quá nhanh, chạy ở những đoạn đường dốc, đường có nhiều vật cản.
  • Tránh mang theo hoặc cầm nắm các vật nặng khi chạy để giảm bớt lực nâng đỡ cho cột sống.
  • Chỉ nên chạy bộ khoảng từ 30 -40 phút mỗi ngày, không chạy gắng sức hoặc quá lâu để giảm ảnh hưởng đến bệnh.

Ngoài việc chạy bộ và một vài lưu ý, người bệnh cần có một kế hoạch tập luyện bằng các bài thể dục nhẹ nhàng, chế độ dinh dưỡng hợp lý và thường xuyên đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất, giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng cho tim mạch, hô hấp, tuần hoàn đối với cơ thể.

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và các biến chứng xảy ra. Tuy nhiên, mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn giải đáp được một phần nào các thắc mắc, giúp bạn phòng ngừa và nâng cao sức khỏe cho bản thân một cách hợp lý nhất.

“Thoát án” thoát vị đĩa đệm nhờ phác đồ Đông y toàn diện

Với thắc mắc “thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không”, chắc hẳn với những thông tin trên đây bạn đọc đã có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn về vấn đề vận động khi bị thoát vị thì có thể tham khảo thêm phác đồ Đông y với sự kết hợp hoàn hảo của 3 liệu pháp trong điều trị gồm: Thuốc uống – vận động, vật lý trị liệu – cao dán giảm đau An Cốt Nam.

Phác đồ An Cốt Nam là phác đồ toàn diện đã từng được Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) giới thiệu trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2.

Phác đồ điều trị An Cốt Nam

Phác đồ An Cốt Nam lấy bài thuốc uống làm trung tâm trong điều trị, quyết định đến 75% hiệu quả chữa bệnh. Đây là bài thuốc đúc kết từ hai bài thuốc cổ phương “Độc hoạt tang ký sinh” và “Quyên tý thang”, kết hợp gia giảm dược liệu sao cho phù hợp nhất với cơ địa người Việt hiện đại. Nhiệm vụ của thuốc uống là khu phong tán hàn, đào thải độc tố trong khối thoát vị, hồi phục thương tổn và cung cấp dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho xương khớp.

Trong vai trò là những liệu pháp hỗ trợ, cao dán có tác dụng giúp người bệnh giảm các cơn đau nhức khó chịu nhanh chóng chỉ sau 2 giờ dán trên da. Trong khi đó, vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu đến xương khớp còn hệ thống bài tập có vai trò định hướng vận động đúng cho người bệnh để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Điểm độc đáo chỉ có trong bài thuốc An Cốt Nam

Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn!

Trong hành trình chữa thoát vị đĩa đệm, An Cốt Nam đã giúp cho hơn 5000 trường hợp chiến thắng bệnh tật, tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Trong đó, tiêu biểu hơn cả là trường hợp của MC Quyền Linh, nghệ sĩ Mạc Can, cụ bà hơn 80 tuổi… Họ đều là những “nhân chứng sống” chứng minh cho hiệu quả của bài thuốc và phác đồ.

  • MC Quyền Linh

  • Nghệ sĩ Mạc Can

  • Cụ Cúc (Hơn 80 tuổi)

Lắng nghe những nhận xét về bài thuốc và phác đồ chữa thoát vị đĩa đệm An Cốt Nam từ bác sĩ Hoàng Khánh Toàn trên VTV2:

Năm 2018, những thành công trong điều trị của An Cốt Nam đã góp phần giúp Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường nhận được bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.

Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp, muốn được trực tiếp hỗ trợ, đừng ngần ngại trò chuyện ngay với bác sĩ bằng cách bấm vào thanh “chat với bác sĩ ” dưới góc phải màn hình!

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ:

địa chỉ


Nguồn : 2bacsi.net