[ Cảnh báo ] 5+ Tác hại của củ và cây đinh lăng khi sử dụng !

Tham vấn y khoa : lê minh lộc

Bài viết dưới đây 2bacsi sẽ tổng hợp 1 số tác hại của cây đinh lăng bạn cần lưu ý khi sử dụng . Cùng tìm hiểu nhé ! Cùng 2bacsi.net tìm hiểu nhé (^ ^)

Cây đinh lăng là thảo dược tốt cho sức khỏe cả nam và giới, toàn bộ cây có thể dùng nấu nước uống, phụ nữ sau sinh uống nước lá đinh lăng giúp lợi sữa, nam giới dùng rượu ngâm củ đinh lăng giúp tráng dương bổ thận.

Tuy nhiên, nếu không nắm rõ đặt tính sinh học, sử dụng không hợp lý có thể gây ra những tác hại không nhỏ tới sức khỏe.

Tác hại của cây đinh lăng

Tác hại của cây đinh lăng

Có một số anh chị sử dụng cây đinh lăng để đục tỉa ra thành các hình thù khác nhau như ông Phúc – Lộc – Thọ với mong muốn cầu phúc, cầu thọ, cầu lộc..

Nhưng đôi khi anh chị không hiểu về tác dụng của đinh lăng như thế nào, tác hại của cây đinh lăng là ra sao.. Cho nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ ngọn ngành về những vấn đề đó, giúp anh chị hiểu được tác dụng và tác hại, từ đó cân đối trong việc sử dụng cho hiệu quả để không tiền mất tật mang.

Theo Đông y, tất cả bộ phận đinh lăng đều dùng được, nhưng mỗi một đoạn, mỗi bộ phận sẽ có cách sử dụng khác nhau. Ví dụ lá đinh lăng là phải phơi khô, sao vàng hạ thổ, làm gối nằm để trị chứng đau đầu, mồ hôi trộm và tăng cường trí nhớ.

Phần thân đinh lăng có thể băm ra, sao vàng hạ thổ để sắc nước uống. Theo một kinh nghiệm của một số người chơi rượu thảo dược cho biết, bắt buộc phải sao vàng để dược tính bên trong biến chuyển mới có thể dùng được.

Củ đinh lăng chia thành 2 phần, phần nổi bên trên lớn hơn phần chìm dưới đất một chút. Phần trên là phần hóa gỗ, hiện nay đang được nhiều người tìm tòi, đục đẽo, uốn lượn thành hình thù đẹp mắt (còn gọi là đinh lăng điều khắc).

Tác hại của củ đinh lăng

Rất nhiều anh chị chưa hiểu, mua bình rượu đinh lăng điêu khắc đó về trưng bày và sử dụng, nhưng không biết tác hại của nó như thế nào. Chính tôi, Admin Cây Thuốc Dân Gian là người đã từng dính.. Đó là một lần đến nhà quen chơi, uống một loại rượu thảo dược, sau đó thấy trong người cứ hồi hộp, bồn chồn, nao nao, tim đập nhanh, hơi đau nhói..

Hỏi ra mới biết đó là rượu ngâm đinh lăng, sau đó tôi về tìm hiểu mới biết lý do tại sao. Nó giống mới cây ba kích vậy, khi ngâm rượu mà không bỏ phần lõi, chỉ dùng phần thịt thì sẽ gây độc, nhưng ba kích nhẹ hơn, nó từ từ và không gây hại trong thời gian ngắn.

Trong khi đinh lăng có tác dụng cực nhanh, nếu sử dụng không đúng cách hoặc uống rượu không chuẩn, thì có thể gây ra những hiện tượng trên. Khi đó nên dừng lại ngay, không nên dùng tiếp!

Cây đinh lăng có tác hại gì

Giải thích về tác hại của cây đinh lăng

Hiện tượng uống rượu đinh lăng thấy có những biểu hiện khó chịu, khác thường được giải thích là do trong rễ đinh lăng có thành phần Saponin giống như nhân sâm. Loại saponin này có khả năng tán huyết, đánh vỡ các hồng cầu, cho nên cần uống với liệu lượng vừa đủ và tìm hiểu kĩ cách chế biến.

Ngoài ra, trong cây đinh lăng còn chứa Ancaloit, một hợp chất có tác dụng gây hoa mắt chóng mặt. Nếu dùng ở liều cao, có thể gây say thuốc, tạo cảm giác mệt mỏi, nôn mửa và tiêu chảy. Đinh lăng càng lâu năm dược tính càng mạnh, sử dụng càng cần thận trọng.

Ngoài ra, một số đối tượng không nên dùng đinh lăng như phụ nữ đang mang thai, người bị bệnh gan, những người đang bị bệnh khác sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lá đinh lăng nấu canh là món thơm, lại bổ dưỡng, tốt cho chị em đang cho con bú. Cùng tham khảo 2 món canh lá đinh lăng …

Những công dụng của cây đinh lăng

  • Lá cây đinh lăng

Phần lá của cây đinh lăng được dùng dưới dạng thuốc sắc là phổ biến nhất. Một số người lại nghiền thành bột khô hay ngâm rượu để dùng được lâu và tiện hơn. Lá đinh lăng có công dụng điều trị ho, tắc tia sữa, đau tức vú, chữa kiết lỵ. Đồng thời, sử dụng lá đinh lăng còn có tác dụng điều trị suy nhược cơ thể, tăng lực.

  • Rễ cây đinh lăng

Trong rễ đinh lăng có chứa thành phần chất Saponin gần giống như nhân sâm. Đồng thời, người ta còn tìm ra nhiều loại Vitamin cần thiết cho cơ thể con người trong loại rễ này. Sử dụng rễ cây đinh lăng có thể tăng cường thể lực, giải tỏa căng thẳng, lo âu và kích thích não độ hoạt động tốt hơn. Một số bệnh về gan, thận, hệ miễn dịch cũng có thể sử dụng rễ đinh lăng để điều trị.

  • Công dụng của thân và cành đinh lăng

Người dùng có thể ngâm rượu, sắc nước thuốc để uống để điều trị chứng đau lưng, mỏi gối.

  • Công dụng của nụ hoa đinh lăng

Nụ hoa đinh lăng có thể đem phơi khô để ngâm rượu, sắc lấy nước uống. Nụ hoa đinh lăng có công dụng chính là tăng cường trí nhớ, lợi tiểu, hỗ trợ trong việc điều trị chứng đau đầu. Người ăn không ngon, ngủ không sâu giấc cũng có thể sử dụng hoa đinh lăng để cải thiện tình trạng này.

Lá và rễ của cây đinh lăng đều có tác dụng điều trị bệnh

Sử dụng cây đinh lăng có thể điều trị những chứng bệnh như: Phong thấp, đau lưng, cảm sốt, sưng tấy vú, mụn nhọt, phòng bệnh kinh giật ở trẻ nhỏ, giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh, xông lá đinh lăng giúp thải mồ hôi, hạ nhiệt… Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, thành phần trong đinh lăng không chứa nhiều độc tố như trong nhân sâm Triều Tiên và sâm Liên Xô. Vì vậy, nhiều loại thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe có bổ sung chiết xuất của cây đinh lăng.

Sử dụng cây đinh lăng không đúng cách có hậu quả gì?

Lá đinh lăng phơi khô được dùng làm trà rất tốt cho sức khỏe

Trong Đông Y, mọi bộ phận trên cây đinh lăng đều có thể dùng được.Tuy nhiên mỗi bộ phận sẽ có những cách dùng khác nhau.

  • Lá đinh lăng phải mang phơi khô, sao vàng, hạ thổ thì mới có thể dùng làm gối nằm để trị mồ hôi trộm, đau đầu, tăng cường trí nhớ.
  • Thân cây đinh lăng băm nhỏ, sao vàng, hạ thổ, để sắc nước uống.

Riêng củ của cây đinh lăng thì có thể chia làm 2 phần. Phần nổi bên trên là phần đã hóa gỗ chỉ có tác dụng tạo hình và trưng bày. Phần củ bên dưới có thể dùng để ngâm rượu. Trong rễ cây đinh lăng còn chứa những thành phần có thể gây hoa mắt, chóng mặt.

Vì vậy, nếu dùng quá liều lượng có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tiêu chảy và kèm theo nôn mửa. Rễ cây đinh lăng càng lâu năm thì thành phần dược tính của nó càng mạnh. Vì vậy khi dùng cần phải thật sự thận trọng. Một số đối tượng như phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Nguồn : 2bacsi.net