#18 tác dụng của Rau Mồng Tơi trong chữa bệnh

Tham vấn y khoa : lê minh lộc

Rau mồng tơi là loại rau phổ biến và được dùng để chế biến trong các bữa ăn hàng ngày. Nhưng cũng vì thế nên ít ai biết, mồng tơi còn là một vị thuốc dân gian chữa được rất nhiều bệnh. Caythuocdangian.com sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về công dung của loại rau này. Cùng 2bacsi.net tìm hiểu nhé (^ ^)

Cây rau mồng tơi là gì

Còn có tên gọi khác là mùng tơi, lạc quỳ, tên khoa học là Basella alba L., thuộc họ Basellaceae.

Cây mồng tơi

Là loại cây dây leo quấn, thân cây nhẵn có màu xanh hay tím, dây leo dài tư 5-10m. Rễ mọc chùm ăn sâu dưới đất. Lá mọc so le, đơn, có cuống, phiến lá hình trứng hay hình tim, đầu lá nhọn, màu xanh và mọng nước. Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá, có màu trắng hoặc tím nhạt. Quả mọng, nhỏ, hình cầu, màu xanh khi chín chuyển thành tím đen.

Phân bố và thu hái rau mồng tơi

Mồng tơi có nguồn gốc ở các nước châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam, loại rau này mọc hoang và cũng được trồng nhiều để lấy rau ăn.

Thường hái lá tươi vào mùa hè và mùa thu. Hạt được hái khi chín và được phơi khô để dùng.

Thành phần hóa học của rau mồng tơi

Trong 100g rau mồng tơi có chứa 93%, glucid 1,4%, 1,8%ptotid, 0,3g chất béo, 2,5% chất xơ, 0,9% tro, 109mg canxi, 52ng photpho, 1,2mg sắt, 800IU vitamin A, 0,05mg thiamin, 140mg folate, 102mg acid ascorbic, và chỉ cứa 19kcal năng lượng.

Công dụng của rau mồng tơi

Trong rau có chứa chất nhày pectin, giúp nhuận tràng và thải chất béo chống béo phì. So với các loại rau ăn lá khác thì mông tơi có độ ẩm cao hơn. Hạt mồng tơi có chứa 2 peptide kháng nấm và ribosome có hoạt tính kháng virut.

Theo đông y, rau mồng tơi có vị chua, tính hàn có tá dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trị dôm sảy mụn nhọt hiệu quả,…

Tác dụng của rau mồng tơi

1. Làm lành vết thương, tốt cho xương khớp

Lấy nước cốt giã nát từ lá mồng tơi sẽ làm vết thương mau lành. Lấy khoảng 100g cả cây mồng tơi đem hầm với 1 móng chân giò, nước và chút rượu , ăn trong bữa cơm hàng ngày sẽ làm giảm đau nhức khớp chân tay do phong thấp.

2. Chữa chảy máu cam

Lấy 1 nắm lá mồng tơi rửa sạch, vắt nước cốt, lấy bông thấm nước cốt và nhét vào bên mũi chảy máu, máu sẽ được cầm ngay.

3. Chữa khí hư, bạch đới

Lấy 1 con gà ác. 1 nắm lá mồng tơi, 1 nắm đậu đen, cho tất cả vào ninh nhừ ăn cả nước và cái. Làm như vậy ăn 1-2 lần trong tuần. Khi thấy bệnh có chuyển biến tốt hơn thì thêm vào 1 nắm đậu nành và 2 nắm lạc ninh cùng. Bài thuốc này còn có thể áp dụng cho cả người bị đau dạ dày, hay ợ chua.

4. Điều trị trĩ

Đối với trĩ nhẹ, lấy 1 nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ bị trĩ, kết hợp cùng ăn canh cá diếc nấu mồng tơi.

5. Lợi sữa

Bổ sung rau mồng tơi vào thực đơn hàng ngày cho phụ nữ sau sinh để tăng lượng sữa, ngoài ra vitamin A, B, sắt và chất nhầy có trong rau đều rất tốt cho các mẹ. Gà ác, đậu đen cùng mồng tơi ninh nhừ sẽ giúp sản phụ mau hồi phục, da hồng hào hơn.

6. Thanh nhiệt, giải độc, chống táo bón

Lấy 1 nắm mồng tơi giã nát vắt lấy nước cốt, thêm 1 bát nước đun sôi để nguội uống cùng. Hoặc dùng rau mồng tơi nấu canh ua với rau đay, rau ngót,…ăn cơm hàng ngày.

7. Chữa bỏng

Dùng mồng tơi tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt bôi lên chỗ bỏng.

8. Chữa tiểu tiện khó

Lấy 1 nắm mồng tơi, rửa sạch, xay nhuyễn vắt lấy nước cốt và cho thêm nước sôi uống cùng 1 hút muối, uống vào buổi sáng trước khi ăn sáng và dùng bã đắp lên bụng dưới.

Rau mồng tơi có tác dụng gì

9. Làm giảm cholesterol trong máu

Chất nhầy có trong rau có thể hấp thu cholesterol, vì vậy sẽ bị giữ lại trong ruột, chất béo không có khả năng ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bi thải ra ngoài qua phân. Ăn rau mồng tơi còn có tác dụng giảm cân tốt.

10. Trúng nắng

Lấy 1 nắm lớn lá mông tơi, rửa sạch giã nát, lấy bã đắp vào 2 bên thái dương và cố định bằng băng gạc. Để như vậy và nghỉ ngơi.

11. Chữa hoạt tinh

Lấy 1 nắm rau mồng tơi, 1 nắm rau dền đỏ nấu cùng với 2 qủa bầu dục để nguyên lớp mỡ và vỏ, nêm gia vị và ăn khi còn nóng.

12. Trị mụn nhọt trên lưng và cơ thể

Lấy 1 nắm lá mồng tơi và 1 nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nát, thêm 1 chút muối trắng giã cùng, dùng bông thấm nước cốt chấm hoặc đắp cả bã vào nốt mụn.

13. Chữa đầy bụng, khó chịu

Lấy 50g lá mồng tơi, 50g rau đay, 1 củ khoai sọ gọt vỏ thái nhỏ, cho tất cả nấu canh ăn trong ngày, áp dụng 2-3 ngày. Hoặc dùng rau má, rau khoai, rau mồng tơi và rau đay nấu canh.

14. Chữa di mộng tinh

Lấy 1 nắm rau mồng tơi, 1 nắm đậu nành, 1 nắm lạc nấu với 2kg xương lợn. Ninh xương mềm, cho đậu và lạc ninh nhừ rồi mới cho rau mồng tơi, nêm gia vị vừa ăn. Sau khi ăn xong uống 1 cốc nước nóng.

15. Chữa yếu sinh lý ở nam giới

Lấy 1 nắm mồng tơi, 1 nắm rau ngót, 1 nắm rau má nấu canh cùng với 1 bộ lòng gà hay vịt, ăn 1 lần trong ngày, ăn vài lần trong tuần.

16. Núm vú bị sưng

Lấy 1 nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát và lấy bã đắp lên chỗ sưng.

17. Bị thương chảy máu

Lấy 1 nắm lá mồng tơi giã nát cùng với đường phèn và đắp lên vết thương.

18. Làm đẹp da

Lấy 1 nắm lá mông tơi, nửa quả dưa chuột với 1 thìa nhỏ mật ong, cho tất cả xay nhuyễn, lấy bã đắp lên mặt 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Lưu ý khi dùng rau mồng tơi

  • Rau mồng tơi chứa nhiều axit oxalic làm cơ thể khó hấp thu canxi và sắt, vì vậy khi ăn rau này có thể bổ sung cho cơ thể một lượng vitamin C bằng cốc nước cam, chanh để hấp thú canxi và sắt tốt hơn.
  • Do chứa purin nên những người bị sỏi thận cũng nên hạn chế ăn rau này vì khi vào cơ thể chất này sẽ biến thành axit uric, làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.
  • Axit oxalic có chứa tinh thể nhỏ không tan trong nước tạo thành một mảng bám trên răng, vì vậy sau khi ăn nên đánh răng để loại bỏ cảm giác khó chịu đó.
  • Trong rau có hàm lượng chất xơ cao vì vậy nếu ăn quá nhiều trong 1 lúc sẽ làm dạ dày khó chịu và đầy hơi.
  • Do rau mồng tơi có tính hàn nên những người đang bị tiêu chảy không nên ăn rau này vì sẽ làm tình trạng xấu hơn.

Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì vậy nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng.

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Bài Cùng Chuyên Mục Thực Vật Tốt Cho Sức Khỏe

Nguồn : 2bacsi.net